Theo thông tin mới nhất thì vụ đàm phán TPP sẽ kéo dài thêm 1 ngày, nhưng có vẻ truyền thông và dư luận Việt Nam không quan tâm lắm đến việc Việt Nam có đạt được thoả thuận đàm phán TPP hay không, thậm chí còn kém quan tâm hơn cả khi VN gia nhập WTO.
 |
TTP - Hiệp định kinh tế Thái Bình Dương |
TTP - viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.
Với cá nhân mình đánh giá thì đây là mốc quan trọng trong lịch sử thương mại của Việt Nam, quan trọng hơn cả việc VN gia nhập WTO vì những lý do sau:
- WTO có tới 161 thành viên, việc đạt tới một thoả thuận chung có lợi cho toàn bộ các quốc gia tham gia là rất khó, trong khi đó TPP chỉ có 12 quốc gia (sau này có thể thêm) có thể có những luật lệ quốc tế riêng vượt qua phạm vi của WTO, có lợi trực tiếp cho nền kinh tế VN.
- Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, do đó hàng nhập khẩu từ các nước thành viên vào VN sẽ được miễn giảm thuế rất nhiều (ví dụ xe ô tô từ Mỹ hay Nhật), ngược lại ngành dệt may và nông thuỷ sản của VN sẽ tránh được các hàng rào chống phá giá của các thị trường trọng điểm như Mỹ, Úc.
- 12 quốc gia hiện tại của TPP đang chiếm tới 40% GDP của thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hoá toàn cầu, có thể tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và chủ động trong cuộc chơi.
- TPP sẽ loại bỏ nhiều lợi ích của công ty nhà nước để tạo sự canh tranh công bằng hơn cho các công ty tư nhân
- Các công ty nước ngoài có khả năng mang CHÍNH PHỦ ra toà án của TPP, do đó khi tham gia TPP, sẽ buộc các chính phủ phải thay đổi chính sách và hướng đi của luật pháp trong nước để phù hợp hơn với những thoả thuận trong hợp tác TPP
- Đặc biệt, đây là cơ hội cho VN thoát Trung vì dường như các điều luật của TPP được tạo ra là để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thoả thuận này, và đây cũng là cách mà Mỹ dùng để đối kháng lại sự bành chướng của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Các doanh nghiệp trong nước đang tư duy làm ăn theo kiểu quan hệ, lobby và không hiểu luật sẽ phải thay đổi suy nghĩ để sẵn sàng tham gia cuộc chơi lớn nhất trong suốt 20 năm qua kể từ khi VN nộp đơn gia nhập WTO. Cuộc chơi của luật quốc tế và cạnh tranh bởi uy tín, chất lượng. Nếu không sẽ bị tiêu diệt.
Theo FB Tuan Nguyen